Thị trường việc làm tiềm năng với ngành chế biến thực phẩm

Học viên Trường TC Y dược Vạn Hạnh trong giờ thực hành

Trong xu thế phát triển đa dạng các sản phẩm từ nguồn nông sản, hải sản và vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng được người tiêu dùng quan tâm, ngành chế biến thực phẩm có nhiều cơ hội phát triển; đặc biệt ở các khu vực kinh tế trọng điểm như đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ, khu kinh tế miền Trung…
Không chỉ phát triển những sản phẩm tiêu dùng trong nước, các doanh nghiệp hiện nay còn có nhiều thị trường nước ngoài tiềm năng. Và bên cạnh lĩnh vực xuất khẩu thì ngành chế biến thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nguồn cung.
Đón đầu xu thế tuyển dụng lao động có tay nghề, trình độ cao của doanh nghiệp, một số trường trung cấp (TC) đã đẩy mạnh nâng cao chất lượng đào tạo, gắn cụ thể vào một số ngành nghề về thủy, hải sản để phát triển nguồn nhân lực ngành chế biến thực phẩm. Nổi bật trong số đó có hai trường TC Âu Lạc Huế và TC Y dược Vạn Hạnh.
Lao động trong các nhà máy thường cần có tay nghề vững, tuy vậy, học viên tốt nghiệp TC nhưng thành thạo việc, tốt kỹ năng đã có thể đáp ứng được yêu cầu công việc tại những nhà máy chế biến nông – thủy – hải sản. Với thế mạnh được Tập đoàn Hùng Hậu (gồm trên 20 công ty thành viên hoạt động lớn trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm thủy sản, hải sản và nông sản) đầu tư, hai trường TC Âu Lạc Huế và TC Y dược Vạn Hạnh sẽ đảm bảo nguồn đầu ra cho học viên tốt nghiệp các ngành chế biến thực phẩm. Toàn bộ học viên tốt nghiệp từ các trường TC trong hệ thống của tập đoàn đều được tuyển dụng ngay khi hoàn thành chương trình học.

Nằm trong hệ thống giáo dục HEDU, hai trường TC Âu Lạc Huế và TC Y dược Vạn Hạnh được đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng, chương trình đào tạo liên thông – ứng dụng. Năm 2017, mỗi trường dành 150 chỉ tiêu ngành chế biến thực phẩm cho đối tượng tốt nghiệp THCS hoặc THPT và được đảm bảo 100% có việc làm sau khi tốt nghiệp. Với chương trình đào tạo linh hoạt, kết nối với doanh nghiệp và dễ dàng liên thông lên CĐ, ĐH trong cùng hệ thống giáo dục, học viên có nhiều lựa chọn để phát triển kỹ năng cũng như hướng đi ngành nghề, đặc biệt là ngành chế biến thực phẩm và quản trị doanh nghiệp thủy sản.

Cũng nhờ thế mạnh kết nối các doanh nghiệp, chương trình đào tạo của hai trường TC Âu Lạc Huế và TC Y dược Vạn Hạnh gắn liền với thực tiễn, học viên được tiếp cận các đặc thù chuyên ngành như công nghệ, quy trình, hệ thống máy móc kỹ thuật… trực tiếp tại những nhà máy chế biến, từ đó dễ dàng bắt nhịp công việc thực tế sau khi được giảng dạy kiến thức nền tảng. Nhiều học viên có điều kiện khó khăn còn có thể vừa học tập, vừa làm việc tại các nhà máy thuộc tập đoàn để trang trải các chi phí hoặc vay vốn học tập theo chế độ ưu đãi.
Riêng Trường TC Âu Lạc Huế, ngoài việc đảm bảo đầu ra, trường còn ký kết với một số doanh nghiệp tại Hàn Quốc, Nhật Bản để tạo điều kiện cho các học viên ra nước ngoài làm việc. Đây là một trong số ít trường có nhiều cơ hội rộng mở cho các học viên miền Trung, khu vực phát triển mạnh về thủy sản nhưng còn “khát” nguồn nhân lực đã qua đào tạo.
D.Anh