Dự thảo của Bộ GD&ĐT: Bỏ xếp loại và hình thức đào tạo trên bằng tốt nghiệp đại học

Bộ GD&ĐT vừa qua đã đưa ra dự thảo bằng tốt nghiệp đại học, trong đó không ghi loại hình đào tạo và xếp loại, điều này đã gây xôn xao dư luận. Nhiều ý kiến lo ngại cho rằng việc bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp Đại học sẽ không công bằng, làm giảm động lực học tập của sinh viên, những ý kiến này đều xuất phát từ thói quen xếp loại bằng cấp ở Việt Nam xưa nay.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng Dự thảo thông tư này, Ban soạn đã nghiên cứu và tham khảo văn bằng của hơn 20 quốc gia, đây cũng là xu hướng chung của thế giới hiện nay. Do vậy, điều này là phù hợp với thông lệ của nhiều nước trên thế giới, đảm bảo sự hội nhập của giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tới.

Thay vì ghi xếp loại ngay trên bằng tốt nghiệp thì sẽ được thể hiện trên phụ lục văn bằng một cách đầy đủ, chi tiết hơn. Với các thông tin này, đơn vị tuyển dụng hoàn toàn có đủ căn cứ sàng lọc để xét hồ sơ tuyển dụng, vì vậy người học vẫn cần phải luôn cố gắng.

Theo Dự thảo Thông tư quy định, nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học bao gồm: Bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và bằng tiến sĩ danh dự. 10 chi tiết chính được ghi trên văn bằng giáo dục đại học bao gồm:

– Tiêu đề Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ).

– Tên cơ sở giáo dục cấp văn bằng.

– Họ, chữ đệm, tên của người được cấp văn bằng.

– Ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng.

– Quốc tịch của người được cấp văn bằng.

– Ngành đào tạo.

– Địa danh, ngày tháng năm cấp văn bằng.

– Họ, chữ đệm, tên, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền cấp văn bằng và đóng dấu theo quy định.

– Số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng.

Ngoài ra, cơ sở giáo dục đại học được bổ sung nội dung khác ghi trên văn bằng phù hợp với quy định của pháp luật.

Để nhận được văn bằng tương đương với trình độ bản thân, ngoài nỗ lực của người học thì việc đảm bảo chất lượng đào tạo của phía trường đại học là điều cần thiết. Không chỉ trường Đại học Văn Hiến mà toàn HungHau Education đều luôn chú trọng từ việc phát triển, nâng cao chương trình và chất lượng đào tạo cũng như giảng viên, triển khai thực hiện các phương pháp dạy, đo lường đánh giá biện pháp để đảm bảo chất lượng giáo dục bên trong của hệ thống.

Tháng 8 vừa qua, trường Đại học Văn Hiến đã phối hợp với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Đà Nẵng khảo sát chính thức phục vụ đánh giá ngoài trường Đại học Văn Hiến. Việc này giúp đảm bảo trường đạt được những chuẩn mực nhất định trong đào tạo và luôn không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nguồn nhân lực và đảm bảo quyền lợi cho người học nhất là trong điều kiện thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay.